Sốt xuất huyết ở trẻ và những điều cha mẹ cần lưu ý

Sốt xuất huyết ở trẻ và những điều cha mẹ cần lưu ý

Sốt xuất huyết ở trẻ và những điều cha mẹ cần lưu ý

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như suy hô hấp, tổn thương gan, rối loạn đông máu,… thậm chí là tử vong. Do đó khi phát hiện trẻ có triệu chứng bệnh cha mẹ nên đưa con đi khám tại cơ sở y tế và chăm sóc trẻ tại nhà đúng cách nếu được điều trị ngoại trú.

Nhận biết triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em

  • Giai đoạn sốt

– Sốt cao đột ngột, liên tục.

– Trẻ quấy khóc, bứt rứt.

– Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.

– Da xung huyết.

– Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.

– Thường có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

trieu_chung_sot_xuat_huyet_grande.jpg

Ảnh minh họa – Nguồn: Internet

  • Giai đoạn nguy hiểm:

Thường vào ngày thứ 3-7 của bệnh, bệnh nhi có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Bệnh nhi có các biểu hiện sau cần được nhập viện điều trị:

-Vật vã, bứt rứt hoặc li bì.

– Tay chân lạnh, da lạnh ẩm (khi không sốt).

– Nôn nhiều.

– Đau bụng.

– Tiểu ít.

– Các nốt xuất huyết rải rác hoặc tập trung nhiều trên da.

– Chảy máu mũi, chảy máy răng/nướu, tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn, đi tiêu máu…

  • Giai đoạn hồi phục:

Bệnh nhi hết sốt trên 48 giờ, tổng trạng tốt lên, thèm ăn và tiểu nhiều.

PAan3dddzIcAuCNU7UIqFw.png

Khi trẻ bị sốt xuất huyết cha mẹ nên làm gì?

– Theo dõi sát thân nhiệt của trẻ, báo cho nhân viên y tế bất kỳ khi nào nếu nhận thấy trẻ sốt lên.

– Phối hợp dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo hướng dẫn của nhân viên y tế, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hạ sốt chứa Aspirin, Ibuprufen vì các thuốc này làm tăng nguy cơ gây xuất huyết.

– Vệ sinh mắt, mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.
– Nuôi dưỡng: Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu như: cháo, bột, sữa. Không cho trẻ dùng các loại thức ăn, nước uống có màu nâu/đỏ (coca, pepsi, dưa hấu, socola…) vì khó phân biệt khi trẻ có nôn ra máu.

– Khuyến khích trẻ uống nhiều nước: nước đun sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh..) oresol, hydrit, hoặc nước cháo loãng.Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ: Thay quần áo và tắm nhanh bằng nước ấm trong phòng tắm khi trẻ không sốt.
– Theo dõi sát tình trạng của trẻ, phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo, dấu hiệu nặng để đến cơ sở y tế khám kịp thời.

dieu-tri-sot-xuat-huyet-o-tre_500x507.png

Cách phòng tránh sốt xuất huyết

– Tránh muỗi đốt: Ngủ màn, không để trẻ chơi ở chỗ tối, thoa kem chống muỗi.
– Diệt muỗi và loăng quăng: nhà cửa luôn thoáng mát, sạch sẽ ngăn nắp. Không để các dụng cụ chứa nước hoặc nếu có phải đậy nắp và thường xuyên thay rửa, loại bỏ các ổ nước đọng. Dùng bình xịt diệt muỗi, vợt điện diệt muỗi…

 

Nguồn: copy

BForum - The world's leading Blockchain Forum mywebsite.vn