Rối loạn kinh nguyệt sau sinh và những biểu hiện mẹ cần biết

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh và những biểu hiện mẹ cần biết

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh và những biểu hiện mẹ cần biết

Rối loạn kinh nguyệt có biểu hiện như thế nào?

Sau khi bạn sinh em bé, kinh nguyệt sẽ biến mất tạm thời. Thay vào đó là sự xuất hiện một loại dịch tiết từ âm đạo gần giống kinh nguyệt, được gọi là sản dịch, nó sẽ tiết ra liên tục trong vòng 2 – 4 tuần sau khi sinh.

Đối với những chị em cho con bú bằng sữa ngoài, kinh nguyệt có khoảng 2 – 3 tháng sau sinh. Trong khi đó, những người con bú bằng sữa mẹ, kinh nguyệt sẽ xuất hiện sau khoảng 6 – 8 tháng. Và đối với những mẹ cho con bú hoàn toàn bằng sữa thì thời gian có kinh trở lại có thể sẽ lâu hơn.

Tuy vậy, ngay cả khi kinh nguyệt đã trở lại, nó vẫn chưa ổn định. Phụ nữ sau sinh có thể đối mặt với một số triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt.

sau-khi-sinh-kinh-nguyet-khong-deu-thang-co-thang-khong-do-dau-1.jpg

Ảnh minh họa – Nguồn: Internet

Một số biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt sau sinh

– Vòng kinh không đều: Vòng kinh dài hơn so với trước khi sinh hoặc quá ngắn (dưới 22 ngày).

– Băng kinh, cường kinh, ít kinh: Lượng máu kinh mỗi lần quá nhiều hoặc quá ít. Những phụ nữ tắc kinh thường vài tháng mới có kinh một lần, nhưng kinh nguyệt ra rất ít không đủ thấm băng vệ sinh.

– Rong kinh: Tình trạng chảy máu kéo dài trong thời gian hành kinh (trên 7 ngày).

– Rong huyết: Tình trạng chảy máu bất thường (trên 7 ngày) không trong chu kỳ.

– Thống kinh: Đau bụng kinh dữ dội, có thể có tụt huyết áp, thậm chí ngất xỉu.

– Thay đổi màu sắc máu kinh: Máu kinh màu đen, màu hồng hoặc nâu, có thể lỏng như nước hoặc đi kèm nhiều cục máu đông.

distressedwomanonthecouch1024x634.jpg

Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh là gì?

Sự cân bằng giữa các hormone (quan trọng nhất là estrogen và progestin) sẽ đảm bảo cho chu kỳ kinh nguyệt ổn định bình thường, khi hormone rối loạn thì tất yếu kinh nguyệt sẽ biến động theo.

Có nhiều yếu tố khác nhau có thể làm thay đổi hormone trong cơ thể, đó là:

+ Thay đổi cân nặng.

+ Cho con bú: Trong quá trình cho con bú, cơ thể mẹ tiết Prolactin, ức chế việc rụng trứng, khiến mẹ không có kinh hoặc kinh nguyệt không đều trong thời gian này.

+ Căng thẳng, stress: Áp lực khi chăm sóc con nhỏ khiến mẹ mệt mỏi, căng thẳng và rối loạn giấc ngủ thường xuyên. Những ảnh hưởng này làm rối loạn hệ nội tiết của mẹ, gây rối loạn kinh nguyệt.

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh có nguy hiểm không?

Đa phần, hiện tượng kinh nguyệt không đều ở bà mẹ sau sinh và nuôi con bú là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu chúng đi kèm với những dấu hiệu bất thường sau đây thì bạn nên đi khám ngay lập tức.

+ Thời gian hành kinh dài: 8-14 ngày, lượng máu ra nhiều, hình thành các cục máu đông, có màu sẫm. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ bị tổn thương thành nội mạc tử cung, viêm cơ quan sinh sản.

+ Máu âm đạo ra thất thường giữa các kỳ, có mùi hôi khó chịu. Đây có thể là một số triệu chứng của bệnh phụ khoa nguy hiểm.

+ Vùng kín bị ngứa ngáy khó chịu và đặc biệt là đau rát khi quan hệ tình dục.

+ Đã xuất hiện kinh nguyệt trở lại nhưng sau đó lại mất kinh trong một thời gian dài.

+ Sau khi sinh con được 2 năm mà bạn vẫn rối loạn kinh nguyệt.

san khoa.jpg

Trên đây là những thông tin về rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Với những biểu hiện nêu trên nếu không kèm một số dấu hiệu bất thường thì các mẹ có thể cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều sau sinh bằng cách: Có chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục/vận động thường xuyên, cân bằng tâm lý – luôn giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, cố gắng ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu…

Trong trường hợp rối loạn kỳ kinh có kèm thêm một số bất thường, hãy nhớ thăm khám với Bác sĩ Sản khoa ngay các mẹ nhé!

 

Nguồn: copy

BForum - The world's leading Blockchain Forum mywebsite.vn