Những nguyên nhân nào có thể dẫn đến chậm kinh?
Những nguyên nhân có thể gây chậm kinh
- Do mang thai
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của hiện tượng chậm kinh là mang thai. Nếu chị em có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai và chậm kinh nguyệt hơn 1 tuần kèm theo triệu chứng buồn nôn, đau tức, ngứa vùng ngực thì khả năng mang thai là rất cao. Chị em có thể kiểm tra việc có mang thai hay không tại nhà bằng que thử thai hoặc gặp bác sĩ nếu cần thiết.
- Tăng, giảm cân đột ngột, tập thể dục quá sức
Dinh dưỡng cũng là yếu tố ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt. Những chị em tăng hoặc giảm cân đột ngột do ăn nhiều, ăn kiêng sẽ khiến quá trình tiết hormon trong cơ thể thay đổi, dẫn tới chậm kinh. Nếu cân nặng cơ thể ổn định thì kinh nguyệt có thể tự trở lại bình thường.
Ảnh minh họa – Nguồn:Internet
- Căng thẳng, stress
Stress khiến cơ thể chúng ta tiết ra các hormone tác động vào vùng dưới đồi, làm ảnh hưởng tới quá trình tiết estrogen, dẫn tới rối loạn kinh nguyệt. Các chức năng này của cơ thể sẽ dần trở lại bình thường sau khi những căng thẳng qua đi.
- Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có thể làm rối loạn nội tiết tố nữ, gây chậm kinh bao gồm: thuốc tránh thai, liệu pháp thay thế hormone, thuốc tuyến giáp, động kinh, chống trầm cảm, hóa trị, aspirin và ibuprofen.
- Phụ nữ đang cho con bú
Prolactin là một loại hormone chịu trách nhiệm sản xuất sữa mẹ. Prolactin ức chế hormone sinh sản dẫn đến chu kì kinh không đều hoặc không có chu kì kinh trong khi đang cho con bú.
Ảnh minh họa – Nguồn:Internet
- Chậm kinh do tuổi tác
Hiện tượng chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi dậy thì (10 – 18 tuổi) và tiền mãn kinh ( 45 – 55 tuổi). Do ở độ tuổi này nội tiết tố trong cơ thể không ổn định.
- Bệnh tuyến giáp
Tuyến giáp là bộ phận giúp kiểm soát hormone, điều chỉnh quá trình trao đổi chất và hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có cả chu kỳ kinh nguyệt. Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc hoạt động kém cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến chậm kinh hoặc lỡ kinh.
- U tuyến yên
Tuyến yên có nhiệm vụ điều hòa sự cân bằng một số nội tiết tố trong cơ thể, giúp điều chỉnh các chức năng quan trọng như tăng trưởng, huyết áp và sinh sản. U tuyến yên làm tăng tiết prolactin khiến người bệnh bị mất kinh nguyệt, chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh.
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Buồng trứng đa nang khiến cơ thể phụ nữ tiết nhiều adrogen ( nội tiết tố nam), khiến trứng không rụng hoặc rụng không đều, dẫn đến chậm kinh hoặc mất kinh.
Ảnh minh họa – Nguồn:Internet
Chậm kinh có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm?
Chậm kinh có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Do đó, nếu chị em bị hiện tượng này trong thời gian dài, hoặc có kèm theo sút cân, rụng tóc… tốt nhất chị em nên nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để kiểm tra xác định nguyên nhân chính xác và được Bác sĩ tư vấn, điều trị kịp thời.
Còn trong trường hợp chị em bị chậm kinh trong thời gian ngắn và không có biểu hiện bất thường khác về sức khỏe thì không cần quá lo lắng, mà nên ăn uống, luyện tập, nghỉ ngơi lành mạnh, hợp lý, tạo môi trường sống và làm việc thoải mái, dần dần nội tiết trong cơ thể ổn định thì chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ ổn định theo. Và để có được một sức khỏe tốt, các chị em nên khám định kỳ phụ khoa ít nhất 02 lần/năm hoặc thăm khám ngay khi có thể có những biểu hiện bất thường.
Nguồn: copy
-
08/12/2020
-
0
- Tags: