Có hay không hiện tượng thai nhi bị nấc cụt?

Có hay không hiện tượng thai nhi bị nấc cụt?

Có hay không hiện tượng thai nhi bị nấc cụt?

Nấc cụt là một hiện tượng bình thường và phổ biến đối với thai nhi. Mọi em bé đều có thể bị nấc cụt. Đây được coi là một mốc phát triển trong quá trình lớn lên của thai. Bà bầu có thể cảm nhận được em bé đang bị nấc cụt. Nếu không để ý kĩ mẹ sẽ nhầm với các cử động của thai nhi.

  1. Nguyên nhân khiến em bé nấc cụt trong bụng mẹ

Chuyển động bất thường của cơ hoành

Thai nhi thường có hiện tượng nấc từ giữa thai kỳ trở đi. Lúc này, hệ thần kinh trung ương chưa hoàn thiện nên bé chưa cân bằng được nhịp nuốt và thở.  Khi nuốt, nước ối chảy vào và đi ra ngoài phổi theo nhịp thở của thai nhi, khiến cơ hoành bị co thắt và tạo ra tiếng nấc.

Dây rốn bị chèn ép

Từ tuần thứ 32 trở đi, nếu mẹ bầu vẫn thấy thai nhi hay bị nấc thường xuyên và kéo dài thì rất có thể là do dây rốn bị chèn ép, làm giảm lượng oxy đưa đến thai. Đây là nguyên nhân nguy hiểm, hiện tượng này có thể làm thai nhi nghẹt thở, có thể dẫn đến suy thai, thai lưu.

Khi bà bầu cảm nhận thấy thai nhi bị nấc trong thời gian dài, cử động thai kém hoặc có dấu hiệu bất thường khác thì mẹ nên đến các phòng khám có chuyên khoa sản uy tín hoặc các bệnh viện có chuyên khoa sản để khám và có hướng điều trị tiếp theo phù hợp với bản thân.

1_CaptureStudio_21.jpg

  1. Biểu hiện của thai nhi bị nấc

Thai nhi bị nấc cụt có biểu hiện là những cú giật nhẹ ở vùng bụng dưới

Nhịp điệu: Khi trẻ nấc, mẹ sẽ cảm nhận được những cú giật nhẹ hoặc thấy cứng đôi chút ở vùng bụng dưới, theo một nhịp đều đặn và tại một điểm duy nhất. Khác với nấc cụt, thai máy sẽ có lúc nhanh lúc chậm lúc mạnh lúc yếu và xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau phụ thuộc vào vị trí chân tay của thai nhi.

Thời gian: Mỗi cơn nấc cụt kéo dài khoảng từ 3 đến 15 phút. Trung bình một ngày bé nấc nhiều lần, một số bé còn có hiện tượng nấc nhiều ngày liền nhau. Ngược lại một số bé hoàn toàn không có hiện tượng này.

Thời điểm: Nấc có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, không kể ngày đêm. Bà bầu có thể nhìn thấy hình ảnh con nấc qua siêu âm thai nhi.

Mức độ: Ở ba tháng giữa thai kỳ, mức độ của thai máy và khi bé bị nấc đều nhẹ nhàng như nhau. Nhưng khi đến 3 tháng cuối thì có sự khác biệt rất lớn giữa cử động thai và khi nấc. Bé bị nấc biểu hiện vẫn nhẹ nhàng còn thai máy thì bé cử động rất mạnh, đôi khi có thể nhìn thấy dấu bàn tay, bàn chân xuất hiện trên thành bụng của mẹ.

8.jpg

  1. Bà bầu cần làm gì khi thai nhi bị nấc?

Phần lớn tình trạng nấc cụt không có gì nguy hiểm đến thai nhi, thậm chí nó còn được xem là giúp cho tim thai được đập với tần suất đều đặn. Tuy nhiên, nếu cảm thấy có những thay đổi bất thường như bé đột ngột nấc cụt mạnh hơn, kéo dài kết hợp với những triệu chứng bất thường khác bà bầu nên đi khám càng sớm càng tốt. Bởi đây có thể là dấu hiệu dây rốn bị chèn ép, bé bị thiếu oxy. Một số phương pháp giúp thai nhi đỡ nấc:

  • Bà bầu giữ tinh thần thoải mái, lạc quan và vui vẻ
  • Xây dựng và duy trì cho mình một chế độ ăn khoa học, nghỉ ngơi thường xuyên
  • Nếu tần suất xuất hiện cơn nấc tăng lên, mẹ bầu thử thay đổi tư thế. Ví dụ: từ nằm thẳng sang nằm nghiêng, hoặc đứng dậy đi lại nhẹ nhàng một chút. Việc thay đổi tư thế của bà bầu có thể giúp thai dễ chịu hơn và giảm nấc.

Nguồn: copy

BForum - The world's leading Blockchain Forum mywebsite.vn