Phòng tránh viêm kết mạc khi giao mùa

Phòng tránh viêm kết mạc khi giao mùa

Phòng tránh viêm kết mạc khi giao mùa

Viêm kết mạc hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ, là tình trạng viêm lớp màng trong suốt ở bề mặt nhãn cầu (lòng trắng), kết mạc mi. Bệnh rất thường gặp, dễ điều trị và phòng tránh được, tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như viêm loét giác mạc, giảm thị lực vĩnh viễn….Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi giới, mọi lứa tuổi: trẻ em, người trưởng thành, người già. Viêm kết mạc dễ lây lan và có thể lan rộng thành dịch vào thời điểm giao mùa.

Nguyên nhân nào gây ra viêm kết mạc?

– Virus: là nguyên nhân hay gặp nhất, trong đó Adeno virus chiếm 80% các trường hợp viêm cấp. Bệnh rất dễ lây khi tiếp xúc trực tiếp với nước mắt bệnh nhân; ho, hắt hơi khi viêm họng hay cảm cúm đi kèm.

–  Vi khuẩn: thường gặp là Staphylococus, Hemophilus Influenza … có thể gây ra những tổn thương nặng nếu không được điều trị. Trẻ em đang trong lứa tuổi đi học thường là đối tượng mắc viêm kết mạc do vi khuẩn nhiều nhất. Bệnh lây qua nước mắt hay vật dụng dính dịch tiết chạm vào mắt như dùng chung khăn mặt với bệnh nhân.

– Dị ứng: có thể do phấn hoa, bụi, nấm mốc hoặc lông thú vật. Các chất kích thích như kính áp tròng và dung dịch ống kính, clo trong hồ bơi, sương mù hoặc mỹ phẩm cũng có thể là nguyên nhân gây viêm kết mạc.

20190503_040455_630736_viem_ket_mac_1.max-800x800.jpg

Dấu hiệu nhận biết viêm kết mạc

Các triệu chứng của viêm kết mạc có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân nhưng thường bao gồm:

– Đỏ, phù nề kết mạc nhãn cầu

– Chảy nước mắt nhiều

– Xuất hiện ghèn mắt màu vàng, trắng hoặc xanh

– Ngứa, nóng mắt

– Khó chịu khi đeo kính áp tròng

unnamed.jpg

Hướng dẫn xử trí tại nhà

Hầu hết các trường hợp viêm kết mạc là lành tính, khỏi trong 1 tuần. Bệnh nhân có thể xử trí tại nhà như sau:

– Lau rửa ghèn, dử mắt bằng nước muối sinh lý ít nhất 2 lần/ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông. Lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại.

– Nhỏ mắt bằng nước mắt nhân tạo 2 lần/ ngày.

– Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn. Không dùng chung thuốc tra mắt vì có thể mỗi người nhiễm một vi khuẩn, virus khác nhau và các đầu lọ thuốc đã nhiễm khuẩn.

– Rửa tay sạch bằng xà phòng trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt.

– Trẻ em bị bệnh nên nghỉ học, không đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người để tránh lây bệnh cho người khác.

Sau 2 ngày bệnh không đỡ, đau, đỏ mắt nhiều hơn, hoặc bệnh nhân có các bệnh có sẵn về mắt, bệnh nhân là trẻ sơ sinh thì cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế chuyên khoa ngay để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Để phòng tránh và hạn chế lây viêm kết mạc, các bạn nên:
– Rửa tay thường xuyên với xà phòng, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh.
– Dùng riêng khăn, chậu rửa mặt khi bị bệnh để tránh lây lan sang người khác.
– Tránh chạm vào mắt không bị nhiễm sau khi đã chạm vào mắt bị nhiễm.
– Đeo kính khi đi đường bụi, rửa mắt bằng nước muối sinh lý. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt hoặc dùng thuốc của người khác khi bị bệnh. Không tự đắp lá trầu, lá dâu vào mắt… vì có thể gây nhiễm trùng nặng thêm.

 

Nguồn: copy

BForum - The world's leading Blockchain Forum mywebsite.vn