Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị tưa lưỡi?

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị tưa lưỡi?

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị tưa lưỡi?

Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý phổ biến thường gặp, bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tốt nhất, khi mới chớm bị tưa lưỡi, cha mẹ cần xử trí ngay. Vậy dấu hiệu nhận biết tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh là gì? Cách chữa tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh như thế nào là hiệu quả? Các mẹ hãy cùng Phòng khám 125 Thái Thịnh tìm hiểu ngay nhé!

Tưa lưỡi ở trẻ em là gì

Tưa lưỡi là bệnh nhiễm nấm Candida albicans trong khoang miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tưa lưỡi có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì chúng chưa có ý thức, khả năng tự vệ sinh khoang miệng sạch. Đặc biệt là sau khi bú hay sau khi ăn bột xong, nếu mẹ không biết cách vệ sinh miệng cho trẻ hoặc vệ sinh không thường xuyên thì trẻ sơ sinh rất dễ bị tưa lưỡi.

Triệu chứng

Triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi

+  Có nhiều chấm trắng hình thành ở đầu lưỡi, hình tròn nhỏ, sau đó lan rộng thành những mảng trắng đục như phô mai, bám loang lổ trên bề mặt lưỡi, mặt trong má, lợi và vòm miệng.

+ Những mảng này có thể gồ lên, sưng đỏ, hoặc có thể chảy máu

+ Trẻ trở nên biếng ăn, hay chảy nước miếng vì đau

Ở trẻ lớn

+ Cảm giác có bông gòn trong miệng

+ Nuốt đau, ăn uống khó khăn

+ Mất vị giác

cach-chua-tua-luoi-cho-tre-so-sinh-hieu-qua-cha-me-can-biet-3.jpg

Biểu hiện tưa lưỡi ở trẻ (Ảnh minh họa – Nguồn: Internet)

Nguyên nhân

Bệnh tưa lưỡi ở trẻ chủ yếu gây bởi nấm Candida albicans, một loại nấm thường trú trong khoang miệng. Khi hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động bình thường, nấm Candida có mặt trong khoang miệng với lượng nhỏ, không gây hại cho cơ thể.

Tuy nhiên, trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, bị một số yếu tố nguy cơ khiến nấm candida dễ dàng gây bệnh cho trẻ như:

  • Vệ sinh miệng cho trẻ sai cách sau khi  ăn cháo, uống sữa hoặc bú sữa.
  • Trẻ dùng kháng sinh, làm tiêu diệt các lợi khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể
  • Trẻ bị lây nấm tại âm đạo của mẹ ngay sau khi ra đời, hoặc lây tại đầu núm vú của mẹ khi bú sữa.
  • Trẻ bị ung thư, HIV làm suy giảm miễn dịch nghiêm trọng

Trẻ cũng có thể bị lây nấm miệng từ núm vú của mẹ, biểu hiện nấm ở vú thường gặp là:

+ Núm vú đỏ, nhạy cảm, nứt hoặc ngứa

+ Da căng bóng hoặc bong tróc trên quầng vú

+ Đau bất thường trong quá trình cho bé bú hoặc đau núm vú giữa các lần bé bú mẹ

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị tưa lưỡi?

– Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nếu trẻ mới bị tưa lưỡi nhẹ, cha mẹ có thể tự xử lý tại nhà bằng cách đánh lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý:

+ Cha mẹ nên tìm mua các loại gạc đánh lưỡi đảm bảo chất lượng và không gây dị ứng cho bé, rửa tay thật sạch trước khi làm. Khi thực hiện, cha mẹ sử dụng miếng gạc, cho vào nước muối sinh lý đã được pha loãng và nhẹ nhàng vệ sinh khoang miệng bé.

+ Giữ vệ sinh miệng cho bé thật sạch sẽ, thường xuyên đánh lưỡi cho bé, cho bé uống nước lọc sau ăn.

+ Vệ sinh núm vú của mẹ và khử trùng núm vú bình thường xuyên bằng luộc trước và sau khi bé bú xong ( có thể sử dụng máy tiệt trùng).

– Sau 2 – 3 ngày tự xử lý tại nhà mà bé không đỡ, hoặc có các triệu chứng bất thường khác như tiêu chảy… , cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được bác sĩ khám, chẩn đoán và điều trị.

cach-chua-tua-luoi-cho-tre-so-sinh-hieu-qua-cha-me-can-biet-5.jpg

Cha mẹ nên rơ lưỡi hàng ngày cho trẻ (Ảnh minh họa – Nguồn:Internet)

Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh không phải là một bệnh quá nguy hiểm, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì cũng sẽ gây đến những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của trẻ. Vệ sinh khoang miệng thường xuyên, đánh tưa lưỡi đúng cách mỗi ngày là một biện pháp phòng tránh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất hiệu quả. Cha mẹ hãy tưa lưỡi thường xuyên, ít nhất 02 lần mỗi ngày cho con nhé! Chúc bé yêu của bạn luôn luôn khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn!

 

Nguồn: copy

BForum - The world's leading Blockchain Forum mywebsite.vn