Phòng ngừa lây nhiễm quai bị ở trẻ nhỏ

Phòng ngừa lây nhiễm quai bị ở trẻ nhỏ

Phòng ngừa lây nhiễm quai bị ở trẻ nhỏ

Bệnh quai bị là một bệnh lây nhiễm thường gặp, nhất là ở trẻ em. Bệnh gây nhiều triệu chứng khó chịu, mệt mỏi, nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời dễ gặp biến chứng nguy hiểm.

1. Quai bị là gì, nguyên nhân do đâu?

Quai bị là bệnh do virus Paramyxovirus gây nên. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn, nhưng thường gặp nhất là ở trẻ từ 5 – 10 tuổi. Bệnh thường phát vào mùa đông xuân, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh.

2. Quai bị lây qua đường nào?

Bệnh quai bị lây theo đường hô hấp. Bệnh lây từ người bệnh qua người lành thông qua nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng chứa virus khi người bệnh hắt hơi, ho, nói chuyện, khạc nhổ…

Thời gian lây bệnh là từ 6 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng ( sốt, sưng đau tuyến nước bọt) và cho đến 6 ngày sau khi các triệu chứng biến mất.

3. Quai bị có những biểu hiện nào?

+ Sốt cao đột ngột

+ Các dấu hiệu của nhiễm virus như: đau đầu, buồn nôn, đau cơ, nhức mỏi toàn thân…

+ Sau khi sốt 1-3 ngày, tuyến nước bọt đau nhức, sưng to, có thể sưng ở một hoặc cả hai bên, khiến khuôn mặt bệnh nhân bị biến dạng, khó nhai, khó nuốt.

+ Có thể sưng bìu và đau tinh hoàn.

132760-benh-quai-bi-o-tre-1-660x528.jpg

Ảnh minh họa – Nguồn: Internet

4. Biến chứng của bệnh quai bị

+ Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, có thể dẫn đến vô sinh

+ Viêm buồng trứng, đặc biệt, phụ nữ mang thai mắc quai bị trong 3 tháng đầu có thể bị sảy thai hoặc thai chết lưu.

+ Viêm não, viêm màng não

+ Nhồi máu phổi, viêm cơ tim

+ Viêm tụy cấp

+ Cơ quan khác: gồm tuyến lệ, tuyến ức, tuyến giáp, tuyến vú, và còn có ảnh hưởng đến thính lực ở trẻ em.

5. Cần làm gì khi mắc quai bị?

Bệnh quai bị rất dễ lây lan thành dịch và có nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh quai bị, người bệnh cần được cách ly và đến các cơ sở uy tín để được chuẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Chăm sóc tại nhà:

+ Dinh dưỡng: ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu, uống nhiều nước.

+ Tránh bôi, đắp nóng vùng tuyến mang tai, có thể chườm mát.

+ Cách ly, tránh tiếp xúc với người xung quanh

photo-1-1530602458581519763079.jpg

Ảnh minh họa – Nguồn: Internet

6. Chủ động phòng ngừa quai bị

– Thường xuyên rửa tay với xà phòng, bảo đảm vệ sinh môi trường sống, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang khi đến nơi đông người.

– Tiêm vắc xin sởi – quai bị – rubella.

– Khi gia đình có người bị bệnh phải cho nghỉ tại nhà để cách ly (khoảng 10 ngày), tránh lây lan cho các người khác và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xử trí kịp thời, đặc biệt là với những trường hợp bị khó nuốt, khó thở, viêm tinh hoàn.

 

Nguồn: copy

BForum - The world's leading Blockchain Forum mywebsite.vn